Some notification

5 tips viết CV khi bạn không có kinh nghiệm 

5 tips khi viết một chiếc CV không có kinh nghiệm 
Đối với các bạn sinh viên, việc chuẩn bị chiếc CV đầu tiên để tìm việc là vô cùng quan trọng và gặp khá nhiều khó khăn. Điều có thể khiến các bạn băn khoăn, trăn trở nhất đó chính là kinh nghiệm làm việc. Bởi vì thông thường, là sinh viên sẽ không có quá nhiều các trải nghiệm trong ngành nghề mà mình ứng tuyển.  Vậy nên nhiều bạn sinh viên đã để thông tin trắng, bỏ qua hoặc viết sơ sài thông tin tại phần này, đây là một trong những yếu tố cản trở bạn nhận cơ hội để làm việc và phát triển bản thân mình.  Hãy cùng tìm hiểu với iVIEC 5 gợi ý cho các bạn trẻ khi viết CV mà chưa có kinh nghiệm nhé!

Nội dung chính

Đối với các bạn sinh viên, việc chuẩn bị chiếc CV đầu tiên để tìm việc là vô cùng quan trọng và gặp khá nhiều khó khăn. Điều có thể khiến các bạn băn khoăn, trăn trở nhất đó chính là kinh nghiệm làm việc. Bởi vì thông thường, là sinh viên sẽ không có quá nhiều các trải nghiệm trong ngành nghề mà mình ứng tuyển. 

Vậy nên nhiều bạn sinh viên đã để thông tin trắng, bỏ qua hoặc viết sơ sài thông tin tại phần này, đây là một trong những yếu tố cản trở bạn nhận cơ hội để làm việc và phát triển bản thân mình. 

Hãy cùng tìm hiểu với iVIEC 5 gợi ý cho các bạn trẻ khi viết CV mà chưa có kinh nghiệm nhé! 

Hãy viết những kinh nghiệm mà bạn có, bất kì công việc nào mà bạn đã trải qua. 

    Nếu bạn là người đã hoạt động trong lĩnh vực làm việc của mình một vài năm thì đây là phần chính trong CV ứng tuyển. Tuy nhiên đối với cá nhân chưa có quá nhiều kinh nghiệm như sinh viên, đây sẽ không phải là nội dung quan trọng nhất và nên tập trung vào nó.  

    Thêm vào đó, một số thông tin cho rằng nếu kinh nghiệm không liên quan đến vị trí ứng tuyển thì không nên đưa vào trong CV, điều này dẫn tới các bạn bỏ trống và không đề cập đến kinh nghiệm trong hồ sơ của mình. 

    Đây sẽ là một lỗi khá lớn khi ứng tuyển vì kinh nghiệm không chỉ thể hiện khả năng của mỗi người mà nó còn bộc lộ một phần tính cách, sự năng động linh hoạt cũng như những kinh nghiệp và logic khi xử lí vấn đề của từng cá nhân. 

    Vậy nên hãy đề cập đến các kinh nghiệm từ những công việc mà bạn đã trải qua trước đó chẳng hạn như gia sư, các việc làm bán thời gian. Hãy mô tả nó bằng cách đưa trọng tránh mà mình cần đảm nhiệm và kết quả, cũng như kỹ năng phát triển nhờ những công việc đó. 

    5 tips khi viết một chiếc CV không có kinh nghiệm 

    Nhấn mạnh vào các kỹ năng bản thân có trong CV 

      Mục tiêu của chiếc CV đó là cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị của ứng viên cùng với lí do tại sao nên chọn cá nhân này thay vì những người khác. Chính vì vậy chúng ta cần tập trung để đưa ra thông điệp, thể hiện bản thân.  

      Điều đầu tiên, các bạn cần đọc thật kỹ mô tả công việc, ghi chú ra những phần kỹ năng vị trí yêu cầu cùng với những gì mà bạn có, để tạo ra sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển hiện tại để đưa vào CV. 

      Ghi nhớ rằng, khi nhắc đến kỹ năng, chúng ta có cả kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn, vậy nên cần đề cập cả hai nội dung này. 

      Nhất là đối với những cá nhân chưa có kinh nghiệm, việc liệt kê các kỹ năng chuyên môn khá khó và không có cơ sở để tạo sự tin tưởng đối với nhà tuyển dụng, vậy nên có thể tập trung vào kỹ năng mềm, nội dung hiện tại đang nhận được sự quan tâm khá lớn của doanh nghiệp. 

      Lấy từ những kinh nghiệm trước đó, mặc dù với những công việc không liên quan đến ngành nghề ứng tuyển nhưng có kỹ năng mềm sẽ học được từ các công việc cũ có thể mang tới giá trị đến vị trí hiện tại. 

      Lưu ý học vấn trong CV chưa có kinh nghiệm 

        Có tầm quan trọng như phần kỹ năng, học vấn là mục giúp nhà tuyển dụng có thể phần nào đánh giá được độ phù hợp của ứng viên đối với vị trí họ đang tìm kiếm.  

        Những thông tin này cũng cho thấy khả năng vượt qua thử thách, sự cam kết trong công việc và ham học hỏi của từng cá nhân. Nếu đối với các ứng viên có tham gia các khóa học liên quan đến chuyên ngành thì nhất định cần nhắc đến trong phần học vấn. 

        Ngoài ra, khi nhắc đến chuyên ngành cũng như trình độ học vấn nếu bạn có một điểm GPA cao đừng ngại ngần đưa vào, điều này thể hiện được tính cách chăm chỉ của cá nhân trong suốt quá trình học tập. 

        Nếu bạn có từng tham gia vào bất kì dự án liên quan nào tại lớp, trường học hãy tóm tắt ngắn gọn những công việc cũng như hiệu quả của bạn đạt được trong quá trình thực hiện.  

        5 tips khi viết một chiếc CV không có kinh nghiệm 

        Tóm tắt cơ bản sơ yếu lí lịch của bản thân 

          Trong mỗi bản CV thông thường sẽ có một phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Dù đối với người đã có kinh nghiệm hay chưa thì đây vẫn luôn là yếu tố chính trong các phần sơ yếu lí lịch. 

          Thông tin tại đây bạn cần tóm gọn lại thông tin về bản thân mình học vấn cùng với hoạt động đã tham gia trước đó. Đồng thời cung cấp mục tiêu của cá nhân thể hiện được ước mơ, hoài bão, tinh thần ham học hỏi khi làm việc. 

          Cũng lồng ghép vào đó các kỹ năng mà bạn có phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. 

          Sắp xếp bố cục CV 

            Logic khi sắp xếp CV là vô cùng quan trọng. Đối với mỗi cá nhân, vị trí ứng tuyển lại có những cấu trúc khác nhau sao cho phù hợp.  

            Những bạn sinh viên hiện tại chưa có các hoạt động việc làm kinh nghiệm nên đẩy các thông tin liên quan về học vấn, kỹ năng và dự án, hoạt động tham gia lên trước phần kinh nghiệm (vốn không phải là phần chính trong CV còn non kinh nghiệm). 

            Dưới đây Template CV phù hợp với các bạn chưa có kinh nghiệm: 

            5 tips khi viết một chiếc CV không có kinh nghiệm 

            Nếu bạn đang tìm kiếm công việc cho mình nhưng chưa biết định hướng của bản thân, hãy tìm kiếm việc làm trên nền tảng tìm việc iVIEC hoặc có thể tham khảo một vài cách để xác định sứ mệnh của bản thân trên kênh thông tin Career hub của iVIEC.

            Picture of Đội ngũ biên soạn
            Đội ngũ biên soạn

            Luôn cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường tuyển dụng. Đồng thời, biên tập những nội dung chuyên sâu giúp người lao động định hướng ngành nghề, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết.