Đôi khi, đối với một số các bạn trẻ, phỏng vấn là một điều vô cùng đáng sợ, luôn hồi hộp và lo lắng mang đến những kết quả không mong muốn. Tuy nhiên, đó có thể do bạn chưa chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng và đủ sự tự tin đáp ứng cho buổi phỏng vấn.
Trong bài viết này, iVIEC sẽ chia sẻ 11 bước đơn giản để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, hãy đảm bảo bạn nắm đủ thông tin để có thể tự tin nắm bắt cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình nhé!
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn chủ yếu là dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu và trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí đang ứng tuyển và doanh nghiệp.
Để có thể đưa ra những đánh giá khách quan và chủ quan, bạn nên nghiên cứu về công ty và xem xét kỹ lưỡng mô tả công việc để hiểu lý do tại sao bạn sẽ phù hợp.
- Cẩn thận đọc những chi tiết trong mô tả công việc
Trong quá trình chuẩn bị, bạn nên sử dụng JD – bản mô tả công việc như một hướng dẫn cho việc viết CV và phỏng vấn. Mô tả công việc có đầy đủ danh sách những yêu cầu cơ bản đối với vị trí bạn đang ứng tuyển bao gồm thông tin về các bằng cấp, thông tin công việc, chất lượng công việc cũng như chân dung của ứng viên doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Thông qua bản mô tả công việc, bạn cũng có thể có ý tưởng cho những câu hỏi mà mình sẽ đặt ra cho nhà tuyển dụng và ngược lại.
- Hiểu rõ bản thân, tại sao chọn lựa công việc và những bằng cấp đang có
Trước khi phỏng vấn, bạn nên hiểu rõ được bản thân và lựa chọn của mình, tại sao bạn quyết định ứng tuyển cho vị trí này, những gì cá nhân có thể đáp ứng được với nhu cầu công việc cũng như mong muốn của bản thân trong tương lai.
Bạn nên chuẩn bị giải thích cho những câu hỏi trên cũng như tại sao nghĩ mình sẽ là ứng viên phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
- Nghiên cứu về công ty và vai trò
Nghiên cứu về công ty mà bạn đang ứng tuyển là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Nó không chỉ giúp cung cấp bối cảnh cho các cuộc trò chuyện mà còn giúp bạn khi chuẩn bị các câu hỏi cho người phỏng vấn.
Nghiên cứu về công ty và vai trò càng nhiều càng tốt sẽ giúp bạn có lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Không chỉ vậy, việc chuẩn bị đầy đủ cho buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh để có thể thể hiện tốt nhất. Sau đây là một số điều bạn nên biết trước khi bước vào buổi phỏng vấn:
- Nghiên cứu về sản phẩm hoặc dịch vụ
Ngay cả khi vai trò không liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, nhưng bạn vẫn muốn trở thành một phần của nhóm thì điều quan trọng là phải tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty sản xuất và quảng bá.
Bạn không nhất thiết phải hiểu từng chi tiết, đặc biệt nếu đó là sản phẩm kỹ thuật, điều mà bạn không có chuyên môn, nhưng cơ bản nên biết về các sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà công ty cung cấp.
Hãy đưa bản thân mình vào cả hai vai trò, là người cung cấp dịch vụ công ty và khách hàng sử dụng sản phẩm để hiểu sản phẩm một khách khách quan và trực quan.
- Nghiên cứu vai trò
Điều quan trọng bạn cần là đọc kỹ mô tả công việc và đảm bảo rằng bạn hiểu tất cả các yêu cầu và trách nhiệm đi kèm của vị trí ứng tuyển.
Điều này không chỉ giúp bạn chuẩn bị những câu hỏi một cách chỉn chu mà còn đặt ra mục tiêu cho buổi phỏng vấn, đảm bảo rằng bạn thực sự đủ điều kiện và sẵn sàng đảm nhận những trách nhiệm mới nhận được công việc.
Nếu có thể, hãy nghiên cứu các vị trí tương tự và đọc các bài đánh giá từ những người nổi tiếng trong lĩnh vực đó hoặc người thân đã từng làm ở các vị trí đó, để bạn có thể biết được công việc hàng ngày, chi tiết về trách nhiệm.
Nếu chưa nhận được thông tin rõ ràng về vị trí làm việc này, hãy biến nó thành một câu hỏi nhưng phải thật khôn khéo để nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã thực hiện nghiên cứu và đọc, nắm bắt thông tin.
- Nghiên cứu văn hóa công ty
Các công ty thường có tài khoản mạng xã hội và blog đưa ra nội dung, thông tin về văn hóa công ty và ngành hàng kinh doanh. Thông tin này có thể cung cấp cho bạn về môi trường làm việc, cũng như những giá trị mà doanh nghiệp coi trọng, sứ mệnh mục tiêu đang hướng đến.
Nếu bạn có câu hỏi về môi trường làm việc, văn hóa hoặc giá trị, hãy chắc chắn đưa ra vấn đề và thảo luận trong buổi phỏng vấn. Những câu hỏi này có thể bắt nguồn từ phần mềm và công cụ được sử dụng trong công ty hoặc chính sách về nghỉ phép và nghỉ ốm.
- Luyện tập với những câu hỏi phỏng vấn phổ biến
Mặc dù bạn sẽ không thể dự đoán mọi câu hỏi sẽ được hỏi trong một cuộc phỏng vấn, nhưng có một số câu hỏi phổ biến mà bạn có thể lên kế hoạch trả lời. Bạn cũng có thể cân nhắc chuẩn bị một bài giới thiệu ngắn gọn về bản thân, công việc và điều kì vọng của bản thân ở công việc mới.
Một số ngành nghề, doanh nghiệp có thể đưa ra các bài kiểm tra hoặc đánh giá trong quá trình phỏng vấn. Ví dụ, nếu bạn đang phỏng vấn cho một vai trò lập trình máy tính, phát triển hoặc phân tích, bạn cũng có thể được yêu cầu viết hoặc đánh giá các dòng code. Vậy nên hãy chuẩn bị kiến thức cho mình.
Bạn cũng nên chuẩn bị để thảo luận về kỳ vọng mức lương của mình. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu khoảng lương phù hợp cho bạn hiện tại trên thị trường hiện tại là bao nhiêu và dựa vào kinh nghiệm, trình độ để đưa ra mức hợp lý.
Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi phỏng vấn phổ biến:
Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Điều gì thu hút bạn ở vai trò này?
Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?
- Luyện tập về giọng nói và ngôn ngữ cơ thể
Điều quan trọng khi tham gia phỏng vấn là tạo ra một ấn tượng tích cực và lâu dài trong quá trình phỏng vấn. Một giọng nói tự tin, mạnh mẽ và ngôn ngữ cơ thể thân thiện, cởi mở sẽ luôn là những điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với nhà tuyển dụng.
Vậy nên, nếu có thể hãy dành giời gian luyện tập nói, cười và các cử động cơ thể sao cho duyên dáng và không bị phản cảm.
- Chuẩn bị các câu hỏi cho người phỏng vấn
Nhiều nhà tuyển dụng cảm thấy có thiện cảm hơn và tin tưởng hơn đối với những ứng viên đặt ra những câu hỏi cho họ, câu hỏi có thể về doanh nghiệp, văn hóa hoặc vị trí đang ứng tuyển.
Bạn nên dành thời gian trước cuộc phỏng vấn để chuẩn bị một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng, những vấn đề những thắc mắc liên quan đến công việc và công ty. Ví dụ:
- Công việc một ngày thường sẽ diễn ra như thế nào?
- Tại sao anh/chị thích làm việc ở đây?
- Em/ tôi thực sự thích làm việc tại môi trường của công ty mình, vậy bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng tại vị trí sẽ là gì?
- Tiến hành phỏng vấn mô phỏng
Giống như một bài phát biểu trước nhiều người, luyện tập phỏng vấn là cách tốt nhất để giảm bớt lo lắng và cải thiện sự tự tin của bạn. Luyện tập có thể cảm thấy tẻ nhạt, nhưng lặp đi lặp lại trải nghiệm quá trình phỏng vấn sẽ giúp bạn thoải mái hơn và giúp bạn tạo ra ấn tượng tốt hơn.
Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè, hãy tiến hành phỏng vấn thử càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không có người khác, hãy luyện tập câu hỏi và câu trả lời của bạn thành tiếng trước gương và ghi âm lại, để rút kinh nghiệm cho lần sau. Bạn càng lặp lại nhiều lần, bạn sẽ càng tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn thực tế.
- In bản cứng CV của bạn
Hầu hết nhà tuyển dụng đều đã nắm được CV bản mềm của bạn cùng với những thông tin đính kèm (nếu có). Tuy nhiên để phòng trường hợp đặc biệt, bạn hãy in CV của mình thành bản cứng, như vậy sẽ đem lại cảm giác an toàn hơn.
Trong quá trình chuẩn bị của bạn, hãy đọc lại CV và tập dượt lời giải thích cho bất kỳ khoảng trống nào có thể xuất hiện hoặc những điều đặc biệt trong CV.
Ví dụ, bạn có thể đã nghỉ việc để chăm sóc con cái hoặc thành viên gia đình, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc có những lý do chính đáng khác cho khoảng trống việc làm. Những điều này có thể là mối quan tâm của các nhà tuyển dụng, vì vậy tốt nhất là chuẩn bị lời giải thích hợp lý.
Nếu gặp những câu hỏi khó xử, hãy trả lời thành thật nhưng không mang tính công kích, nói xấu, thô lỗ đối với những người khác. Tránh nói những điều tiêu cực, điều này có thể để lại những ấn tượng không tốt.
- Chú ý đến thời gian và địa điểm phỏng vấn
Chắc chắn bạn đã nghe đến quy tắc khi tham gia phỏng vấn. Không nên đến muộn, cố gắng đến sớm 10 – 15 phút.
Nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn trân trọng cơ hội làm việc này và có thiện cảm hơn đối với ứng viên. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng 10 – 25 phút này để quan sát môi trường làm việc cũng như văn hóa làm doanh nghiệp tại đây.
Nếu là một buổi phỏng vấn offline, bạn nên đến trước điểm phỏng vấn để chắc chắn về địa điểm cũng như tránh bị lạc đường. Điều này giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như công sức khi đến buổi phỏng vấn thật.
Để nhận thêm được những tips hay về ứng tuyển hãy theo dõi các trang thông tin chính thức của iVIEC nhé!
Web thông tin: https://career.iviec.io/
Trang tik tok: https://www.tiktok.com/@iviecchannel?lang=vi-VN và https://www.tiktok.com/@iviecbyfpt
Trang Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCc7m_U1UFWI2UWh25fYhJkA