Some notification

Lí do trượt phỏng vấn và cách khắc phục

Liên tục bị trượt phỏng vấn, nguyên nhân là do đâu ?
Thành công hay thất bại trong một buổi phỏng vấn đều có lý do riêng của nó. Có bao giờ bạn cảm thấy mình đã thể hiện rất tốt, trả lời mượt mà, giao tiếp trôi chảy, nhưng kết quả vẫn chỉ là một lá thư từ chối?    Nếu đây là điều bạn đang gặp phải tình huống này, hãy cùng iVIEC tìm hiểu 5 lý do phổ biến khiến bạn liên tục trượt phỏng vấn và cách khắc phục để tạo ra một bước ngoặt trong hành trình nghề nghiệp của mình nhé !

Nội dung chính

Thành công hay thất bại trong một buổi phỏng vấn đều có lý do riêng của nó. Có bao giờ bạn cảm thấy mình đã thể hiện rất tốt, trả lời mượt mà, giao tiếp trôi chảy, nhưng kết quả vẫn chỉ là một lá thư từ chối?   

Nếu đây là điều bạn đang gặp phải tình huống này, hãy cùng iVIEC tìm hiểu 5 lý do phổ biến khiến bạn liên tục trượt phỏng vấn và cách khắc phục để tạo ra một bước ngoặt trong hành trình nghề nghiệp của mình nhé ! 

1. Thái độ không chuyên nghiệp khi phỏng vấn

Khi tuyển dụng, trình độ là điều kiện cần, nhưng thái độ chính là điều kiện đủ. Nếu 2 ứng viên có trình độ ngang bằng nhau, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào thái độ của bạn để đưa ra quyết định lựa chọn người phù hợp với vị trí đang tìm kiếm.  

Đôi khi, chỉ một hành động nhỏ như rung chân, gác chân, hay nhìn đồng hồ liên tục cũng đủ khiến bạn mất điểm. Ngay cả cách giao tiếp cũng rất quan trọng: sử dụng ngôn ngữ thiếu kính trọng, thái độ quá suồng sã, hoặc tỏ ra quá tự cao đều làm mất đi sự chuyên nghiệp cần thiết.   

Lí do trượt phỏng vấn và cách khắc phục

Cách khắc phục: 

– Hãy luôn giữ phong thái và thái độ lịch sự : Nụ cười khi chào hỏi, bắt tay đúng cách, và sự cầu thị trong lời nói là những yếu tố cơ bản nhưng mang lại hiệu quả lớn. Bên cạnh đó bạn cũng nên ngồi thẳng lưng, không làm các hành động gây mất tập trung.   

– Giữ cân bằng giữa tự tin và khiêm tốn: Nếu nhà tuyển dụng đưa ra lời khen, đừng vội phủ nhận. Thay vào đó, hãy cảm ơn họ một cách chân thành. Điều này thể hiện rằng bạn biết cách tiếp nhận lời khen và trân trọng đánh giá từ người khác.   

2. Trình độ chuyên môn chưa đủ 

Đây là lý do phổ biến khiến bạn trượt phỏng vấn mà nhiều ứng viên gặp phải, nhưng lại ít khi được nhà tuyển dụng thẳng thắn chia sẻ. Dù bạn có sự tự tin đến đâu, nếu thiếu kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, bạn khó lòng thuyết phục được nhà tuyển dụng.   

Đối với nhà tuyển dụng, họ có rất nhiều sự lựa chọn và họ luôn muốn tìm kiếm cho mình một ứng viên phù hợp nhất với những yêu cầu của vị trí họ tuyển dụng. Vì vậy, không dễ để trở thành một ứng viên phù hợp vì có rất nhiều đối thủ khác đang cố gắng giành sự ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.  

Lí do trượt phỏng vấn và cách khắc phục

Cách khắc phục: 

– Tìm hiểu kỹ yêu cầu công việc: Đọc kỹ mô tả công việc, nắm vững những kỹ năng và kinh nghiệm mà công ty mong muốn. Điều này giúp bạn tự đánh giá xem mình có phù hợp hay không và biết cách chuẩn bị tốt hơn.   

– Thể hiện tinh thần học hỏi: Nếu chưa đáp ứng đủ yêu cầu, hãy nhấn mạnh sự sẵn sàng trau dồi sau khi nhận việc. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên cầu tiến.   

– Học hỏi từ thất bại: Sau mỗi lần bị từ chối, hãy mạnh dạn hỏi lại nhà tuyển dụng những điểm mà bạn chưa đạt để cải thiện.  Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung, chuẩn bị tốt hơn cho những lần phỏng vấn tiếp theo.   

3. Chuẩn bị quá kỹ lưỡng 

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng là cần thiết, nhưng đôi khi lại phản tác dụng. Những câu trả lời rập khuôn, thiếu sự sáng tạo, và không phản ánh được cá tính riêng sẽ khiến bạn kém nổi bật.   

Trong khi, nhà tuyển dụng lại đánh giá cao về khả năng ứng xử khéo léo, uyển chuyển, nhất là những vị trí liên quan đến kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng,… 

Ngoài ra, để có được một buổi phỏng vấn suôn sẻ, không ít ứng viên đã luyện tập, chuẩn bị đến đêm khuya hoặc vì lo lắng mà mất ngủ. Điều này dẫn đến tinh thần không tốt, thiếu sức sống, gương mặt mệt mỏi, mắt thâm quầng,…  

Và tất nhiên, khi nhà tuyển dụng nhìn vào những ứng viên như vậy, họ sẽ không có hứng thú để tìm hiểu cũng như lựa chọn. 

Cách khắc phục: 

– Trả lời tự nhiên: Dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển, đồng thời luyện tập các câu hỏi thường gặp. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ bản chất của các câu hỏi thay vì học thuộc lòng câu trả lời. Điều này giúp bạn linh hoạt hơn khi xử lý những tình huống bất ngờ.   

– Quan tâm đến sức khỏe: Đêm trước ngày phỏng vấn, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya hay để bản thân căng thẳng. Một tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn xử lý câu hỏi linh hoạt và gây ấn tượng tốt hơn trong buổi phỏng vấn. 

  4. Không tìm hiểu về công ty ứng tuyển 

Nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn có thực sự quan tâm đến công việc và tổ chức của họ hay không. Nếu bạn chỉ biết tên công ty mà không nắm rõ thông tin cơ bản, bạn dễ dàng bị đánh giá là thiếu nghiêm túc.   

Bạn có thể là một ứng viên rất giỏi, sở hữu đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu cho vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nếu bạn không chịu đầu tư thời gian tìm hiểu trước về nơi mình sắp phỏng vấn, thì khả năng bạn bị đánh trượt vẫn rất cao.   

Cách khắc phục: 

– Tìm hiểu thông tin cơ bản về công ty trước khi tham gia phỏng vấn: Bạn có thể tra cứu trên website chính thức, các kênh mạng xã hội.Hiểu được lĩnh vực hoạt động của công ty, giá trị cốt lõi  và mục tiêu họ đang hướng tới sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

– Cập nhật các sự kiện gần đây của công ty: Việc tìm hiểu những thông tin này không chỉ cho thấy bạn quan tâm mà còn giúp bạn đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng, làm nổi bật sự chủ động của mình. 

– Nắm bắt các thông tin mới nhất trong ngành hoặc thị trường mà công ty đang hoạt động: Việc bạn nắm bắt được xu hướng và tình hình hiện tại sẽ tạo cảm giác rằng bạn là ứng viên năng động, luôn cập nhật kiến thức, và có thể mang lại giá trị lâu dài cho công ty. 

Lí do trượt phỏng vấn và cách khắc phục

5. Đến muộn khi tham gia phỏng vấn  

Một trong những điều tối kỵ nhưng thực tế rất nhiều bạn mắc phải đó chính là đến muộn khi tham gia phỏng vấn. Những lý do đó các bạn đưa ra chưa đủ để nhà tuyển dụng thông cảm. Ngược lại, họ có thể đánh giá bạn là người thiếu kỹ năng quản lý thời gian.  

Nhà tuyển dụng thường có lịch làm việc rất chặt chẽ, phải phỏng vấn nhiều ứng viên, thậm chí còn các cuộc họp khác đang chờ. Vì thế, việc chờ đợi một ứng viên đến muộn có thể khiến họ cảm thấy bạn thiếu tôn trọng thời gian của họ – và xa hơn nữa, thiếu chuyên nghiệp.   

Điều này cũng gián tiếp khiến họ đặt câu hỏi: ‘Nếu phỏng vấn mà bạn đã không thể đảm bảo đúng giờ, thì khi vào làm việc, liệu bạn có hoàn thành công việc đúng hạn hay không?’ Những ấn tượng tiêu cực này có thể khiến bạn bị trượt phỏng vấn dù trả lời các phần còn lại tốt. 

Cách khắc phục: 

– Dành thời gian đi tới địa điểm phỏng vấn trước 1-2 ngày: Điều này giúp bạn hình dung chính xác quãng đường, ước lượng thời gian di chuyển, và tránh tình huống như lạc đường hay tìm nhầm địa chỉ vào ngày phỏng vấn.   

– Dự trù thời gian: Hãy đến sớm hơn ít nhất 15–20 phút để tránh các rủi ro như tắc đường hoặc sự cố xe cộ.   

Trượt phỏng vấn hay đậu phỏng vấn không nói lên hết về khả năng chuyên môn và độ phù hợp của bạn với công việc đó. Có thể nói yếu tố may mắn cũng chiếm phần không nhỏ trong sự thành công hay sự thất bại ấy, nhưng dù thế nào, hãy luôn có sự chuẩn bị tốt để sẵn sàng cho mọi buổi phỏng vấn sắp tới. 

Để nhận thêm được những tips hay về ứng tuyển hãy theo dõi các trang thông tin chính thức của iVIEC nhé!   

Web thông tin: https://career.iviec.io/    
Trang tik tok: https://www.tiktok.com/@iviecchannel?lang=vi-VN  và https://www.tiktok.com/@iviecbyfpt     

Trang Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCc7m_U1UFWI2UWh25fYhJkA    

Picture of Đội ngũ biên soạn
Đội ngũ biên soạn

Luôn cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường tuyển dụng. Đồng thời, biên tập những nội dung chuyên sâu giúp người lao động định hướng ngành nghề, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết.