Some notification

Logistics và những thuật ngữ chuyên ngành bạn cần biết (Phần 1) 

Logistics và những thuật ngữ chuyên ngành bạn cần biết (Phần 1) 
Nguồn nhân lực của ngành Logistics trong năm 2022 được các chuyên gia mô tả bằng một động từ, đó là “Khát”. Thương mại điện tử ngày càng tăng trưởng mạnh theo thời gian chính điều này đã dẫn đến yêu cầu về nguồn lao động Logistics tăng cao.   Thêm vào đó, việc chuyển đổi số đang được triển khai rộng rãi trong mọi loại mặt hàng nên yêu cầu về nhân sự của các lĩnh vực cũng thay đổi so với trước kia.  Chính vì những lí do trên, ngành Logistics tuy chỉ mới vừa phát triển nhưng đã thuộc vào một trong những ngành “hot” hiện nay. Không quá khó để các bạn có thể tìm hiểu thông tin về Logistics. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này có rất nhiều những từ ngữ chuyên ngành được sử dụng với tần suất lớn. Điều này có thể khiến bạn gặp trở ngại trong việc tìm hiểu ngành nghề trong lĩnh vực Logistics.  Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những thuật ngữ được sử dụng trong Logistics nhé!

Nội dung chính

Nguồn nhân lực của ngành Logistics trong năm 2022 được các chuyên gia mô tả bằng một động từ, đó là “Khát”. Thương mại điện tử ngày càng tăng trưởng mạnh theo thời gian chính điều này đã dẫn đến yêu cầu về nguồn lao động Logistics tăng cao.  

Thêm vào đó, việc chuyển đổi số đang được triển khai rộng rãi trong mọi loại mặt hàng nên yêu cầu về nhân sự của các lĩnh vực cũng thay đổi so với trước kia. 

Chính vì những lí do trên, ngành Logistics tuy chỉ mới vừa phát triển nhưng đã thuộc vào một trong những ngành “hot” hiện nay. Không quá khó để các bạn có thể tìm hiểu thông tin về Logistics.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực này có rất nhiều những từ ngữ chuyên ngành được sử dụng với tần suất lớn. Điều này có thể khiến bạn gặp trở ngại trong việc tìm hiểu ngành nghề trong lĩnh vực Logistics. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những thuật ngữ được sử dụng trong Logistics nhé! 

Định nghĩa Logistics 

Logistics và những thuật ngữ chuyên ngành bạn cần biết (Phần 1) 

Trước khi đi sâu vào những từ ngữ chuyên ngành thường được sử dụng, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa của Logistics.  

Giải sử bạn đặt mua một món hàng, vài ngày sau bạn đã có thể vui vẻ khi nhận được món hàng đó.

Nhìn thì rất đơn giản, nhưng đằng sau mỗi giao dịch thành công là chuỗi các hoạt động cùng phối hợp để đảm bảo sản phẩm tới tay người dùng cách nhanh nhất.

Và các hoạt động đó được gọi là Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Một yếu tố quan trọng đảm bảo vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ thành công. 

Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.  Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.

Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng. 

Vai trò với doanh nghiệp 

Logistics và những thuật ngữ chuyên ngành bạn cần biết (Phần 1) 

Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông và phân phối hành hóa. 

Gía cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành nên giá cả trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. 

Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo thống kê, chi phí vận tải đường biển chiếm 10 – 15% giá trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. 

Vậy nên, chi phí vận chuyển càng thấp thì giá thành càng giảm. 

Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận   

Theo nghiên cứu trong ngành Logistics, thông qua việc sử dụng trọn gói dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng rút ngắn xuống còn 2 tháng.

Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3 – 4 lần sản xuất và gấp 1 – 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.  

Từ đó, thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa và doanh nghiệp vận tải. 

Mở rộng và phát triển thị trường quốc tế 

Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, do đó việc mở rộng thị trường là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Dịch vụ logistics cung cấp các giải pháp vận chuyển, lưu trữ, kho bãi,… giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. 

Logistics giúp doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa: Dịch vụ logistics giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng ở những khu vực xa xôi, khó khăn, từ đó mở rộng thị trường kinh doanh trong nước. 

Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Dịch vụ logistics giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa sang các thị trường nước ngoài, từ đó mở rộng thị trường kinh doanh ra toàn cầu. 

Thêm vào đó doanh nghiệp có thể phát triển thị trường ngách. Dịch vụ logistics giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa đến tay những đối tượng khách hàng nhỏ lẻ, từ đó mở rộng thị trường kinh doanh đến những phân khúc khách hàng mới. 

Thuật ngữ chuyên ngành của Logistics 

Để hiểu được hết thuật ngữ của ngành logistics, bạn cần nghiên cứu những quyển sách chuyên ngành có nội dung sâu. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản của lĩnh vực này, iVIEC sẽ chia những từ ngữ này học thuật theo bảng chứ cái để các bạn dễ dàng theo dõi nhé! 

All-in rate – Cước toàn bộ 

Là tổng số tiền bao gồm: Cước thuê tàu, các loại phụ phí và phí bất thường khác mà người thuê phải trả cho người chuyên chở 

Arrival notice – Thông báo hàng đến 

Là chứng từ do hãng tàu gửi báo cho người nhận hàng về việc hàng đã đến cảng dỡ. 

AMS (Automatic Manifest System) Khai hải quan điện tử đi USA 

AMS là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập sau sự kiện 9/11. 

J-AFR (Advance Filing Rules) – Khai hải quan điện tử đi Nhật 

Bắt đầu từ tháng 3-2014 tất cả các hàng hóa nhập vào Nhật Bản phải khai phí hải quan theo chuẩn J-AFR (Japan Advance Filing Rules), chuẩn này được Nhật Bản đưa ra nhằm quản lý an toàn hàng hóa nhập vào Nhật. Mức phạt cho việc chậm khai báo tương đương với 5000 USD thậm chí là chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

AMR (Advance Manifest Rules) – Khai hải quan điện tử đi SHANGHAI 

Phụ phí AMR nhập khẩu hàng hóa vào Thượng Hải 

As carrier: Vai trò là người chuyên chở 

Đây là cụm từ chỉ ra vai trò của công ty đứng ra nhận vận chuyển hàng hóa và chịu trách nhiệm với người gửi hàng. 

Air freight – Cước hàng không 

Là loại cước phí người gửi hàng phải trả cho hãng vận chuyển hàng không khi hàng được vận chuyển bằng máy bay. 

Amendment fee: Phí sửa đổi vận đơn (B/L) 

Là phí chủ hàng phải trả khi muốn thay đổi nội dung vận đơn sau khi quá thời hạn do hãng tàu quy định, thường là sau khi vận đơn đã được phát hành. 

B 

B/L (Bill of Lading) – Vận đơn đường biển 

Đây là chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng, sau khi đặt booking. B/L phải thể hiện các thông tin về hàng hóa. Phải có chữ ký của đại diện được ủy quyền của người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận. 

BAF (Bunker Adjustment Factor) – Phụ phí giá dầu chênh lệch 

BAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. 

Bulk Cargo: Hàng rời 

Hàng rời là loại hàng hóa được vận chuyển với số lượng lớn mà không cần đóng gói, như: than đá, quặng, phân bón… Tìm hiểu thêm về các loại hàng trong vận tải biển. 

Booking Confirmation: Xác nhận đặt chỗ 

Là văn bản hãng tàu gửi cho shipper hay đại lý nhằm xác nhận về việc đặt chỗ trên tàu. 

C 

CBM hoặc M3 (Cubic Meter) – Thể tích 

CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng từ đó nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau. 
Cách tính: CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện 

CFS (Container Freight Station) – Trạm container hàng lẻ (Kho CFS) 

Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. 

CY (Container Yard) – Bãi container 

Toàn bộ các bãi container đều thuộc khu vực trong cảng biển hoặc là cảng cạn. Đây là khu vực dùng để chứa các container FCL đã được dỡ từ tàu chỡ hàng xuống hoặc những container trước khi được đưa lên tàu. 

CAF (Currency Ajustment Factor) – Phụ phí sụt giá tiền tệ 

CAF là khoản phụ phí cước biển hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ. 

CIC (Container Imbalance Charge) – Phụ phí mất cân đối vỏ container 

Phụ phí CIC là phí cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng để shiper có cont đóng hàng. 

CS (Congestion Surcharge) 

Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn). 

COD (Change of Destination) 

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ… 

Closing time / Cut-off time: Giờ cắt máng 

Là thời hạn cuối cùng mà shipper cần phải đưa container đến cảng để xếp container lên tàu. 

Co-loading / Co-loader 

Co-loading là việc một forwarder gửi hàng qua một người vận chuyển, có thể là 1 forwarder khác hoặc một người gom hàng lẻ (Consolidator) để vận chuyển đến đích. 

Bên nhận hàng của forwarder gọi là Co-loader. 

CCL (Container Cleaning Fee): phí vệ sinh container 

Đây là khoản phí phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các bãi để vỏ (depot). 

Connection vessel / Feeder vessel: Tàu nối / Tàu con 

Là tàu container chạy tuyến trung gian để kết nối với tuyến chính do tàu mẹ (Mother vessel) vận chuyển. 

Customs Declaration: Tờ khai hải quan 

Là chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu. 

Cargo Manifest: Bản lược khai hàng hóa 

Là bản khai báo chi tiết hàng hóa nhập khẩu với cơ quan hải quan. 

Certificate of Fumigation: Giấy chứng nhận hun trùng 

Là loại giấy chứng nhận về việc đã xử lí hóa chất với khoang tàu, container, pallet… để loại bỏ các loại côn trùng, mối mọt nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa. 

Certificate of Fumigation: Giấy chứng nhận hun trùng 

Là loại giấy chứng nhận về việc đã xử lí hóa chất với khoang tàu, container, pallet… để loại bỏ các loại côn trùng, mối mọt nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa. 

Hãy cùng theo dõi Career.iviec.io để cập nhật phần 2 – Những thuật ngữ trong ngành Logistics nhé! Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc liên quan đến lĩnh vực này, truy cập iVIEC.vn để nắm bắt cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân. 

Picture of Đội ngũ biên soạn
Đội ngũ biên soạn

Luôn cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường tuyển dụng. Đồng thời, biên tập những nội dung chuyên sâu giúp người lao động định hướng ngành nghề, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết.