Một trong những mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng hiện tại đó là sự mất kết nối tại nơi làm việc. Theo như một báo cáo gần đây của Indeed, có tới 50% người đi làm có cảm giác bị kì thị hoặc bị cô lập tại môi trường làm việc.
Bác sĩ Vivek Murthy – một bác sĩ nổi tiếng tại Mỹ cũng đã có những lời kêu gọi hành động để giải quyết “bệnh” cô đơn, sự cô lập, thu mình với đám đông và đưa ra những báo động mang tính cấp thiết để giải quyết sớm giảm nguy cơ gây tử vong của vấn đề này (khi số liệu bệnh viện cho thấy nó tương đương với việc hút thuốc hàng ngày).
Sự xuất hiện của hình thức làm việc từ xa và giao tiếp kỹ thuật số sau đại dịch chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề về sự cô lập, cô đơn tại nơi làm việc. Chính vì những cảm xúc và tình trạng tiêu cực, nó đã tác động lớn đến cả sức khỏe và sự phát triển của mỗi người.
Chính vì vậy chúng ta cần có những thay đổi dù chỉ nhỏ nhất để có thể cải thiện môi trường làm việc và đời sống tinh thần của mỗi cá nhân.
Trong bài viết này, iVIEC sẽ xem xét tác động của sự cô đơn đối với những cán bộ, công, nhân viên trong tổ chức và đưa ra một vài thảo luận về các cách giải quyết, khám phá cách một số công ty đang tích cực thúc đẩy sự kết nối tại nơi làm việc.
Cô lập tại nơi làm việc là gì? Tại sao nó lại là vấn đề lớn?
Cô lập là một cảm giác thất vọng bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội chưa được đáp ứng. Tại nơi làm việc, đó là cảm giác bị cô lập và tách biệt mặc dù được bao quanh bởi các đồng nghiệp gây ra khoảng cách giữa các kết nối xã hội mong muốn và các mối quan hệ thực tế.
Nó có thể biểu hiện như mất hứng thú với công việc hàng ngày, lo lắng và hoảng loạn trong các tương tác xã hội, với xu hướng thu mình lại. Và không giống như một số bệnh khác, chúng ta không có phương pháp chữa trị theo công thức nào cho vấn đề này, chỉ có tự mình mới có thể giải thoát và chữa trị cho bản thân.
Những ảnh hưởng sự cô lập mang lại ở nơi làm việc
Các phát hiện của khảo sát Indeed đã thu thập cho thấy rằng những nhân viên khi cô lập sẽ nghỉ thêm nhiều ngày làm việc và có nhiều khả năng nghỉ việc cao hơn so với những người lao động bình thường khác. Điều này có thể dẫn đến những thất thoát về tiền bạc đền bù cho sự vắng mặt và thiếu năng suất của cán bộ.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa sự cô đơn và giảm năng suất lao động ở mỗi cá nhân. Những nhân viên cô đơn sẽ không có sự cam kết với tổ chức trong một thời gian dài.
Việc thiếu các kết nối xã hội và mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể khiến nhân viên cảm thấy thu mình về mặt cảm xúc do không có sự an toàn về mặt tâm lý. Điều này có thể dẫn đến nghỉ việc mà không có sự dự báo trước.
Các yếu tố khiến cán bộ nhân viên cảm thấy cô đơn trong môi trường làm việc
Điều quan trọng nữa là phải xem xét bản chất của sự cô lập. Nhân viên có thể cảm thấy bị ngắt kết nối ngay cả với các cuộc họp tập thể hoặc các cuộc họp nhanh đầu ngày khi nhu cầu kết nối thực sự cần thiết.
Các tác nhân tiềm ẩn khác có thể bao gồm:
Thách thức khi làm việc từ xa
Trong khi hình thức làm việc từ xa đang gia tăng, một phần ba các cuộc họp là không cần thiết. Việc thiếu cấu trúc, khả năng hiển thị và cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một số vấn đề lớn khiến cho họ dần trở nên xa cách với mọi người.
Thiếu sự hòa nhập
Không được nhìn nhận, đánh giá cao và chỉ chấp nhận tại nơi làm việc có thể khiến nhân viên, đặc biệt là những nhóm thiểu số và ít được đại diện, cảm thấy bị cô lập.
Khối lượng công việc lớn
Kiệt sức và cô lập tại nơi làm việc có mối tương quan với nhau, và căng thẳng liên quan đến công việc dẫn tới kiệt sức ảnh hưởng đến gần 57% nhân viên tại Hoa Kỳ.
Hệ thống khen thưởng và công nhận không chính xác
Thiếu sự công nhận có thể tác động tiêu cực đến người lao động, khiến họ rút lui khỏi các tương tác xã hội và rời khỏi tổ chức.
Mức độ hướng ngoại ảnh hưởng đến sự cô đơn như thế nào
Sự cô đơn ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe tinh thần, công việc, năng suất lao động và hạnh phúc của nhân viên dựa trên một số yếu tố, chẳng hạn như đặc điểm tính cách, thái độ và hành vi của từng người.
Các nghiên cứu cho thấy mức độ hướng ngoại, sự hòa nhập khác nhau có thể quyết định mức độ ảnh hưởng bởi sự cô lập khác nhau.
Người hướng ngoại có thể trải qua mức độ lo lắng thấp hơn người hướng nội về khi giao tiếp và tương tác với mọi người. Ngược lại, việc thiếu các mối quan hệ giữa các cá nhân có thể làm trầm trọng thêm sự cô lập của từng người.
Một mặt trái thú vị là mặc dù người hướng nội thích sự cô đơn, nhưng họ cảm thấy hạnh phúc hơn khi có những cuộc trò chuyện sâu và thấu hiểu. Họ có thể hoàn toàn hài lòng với khoảng thời gian ở một mình và có một vài mối quan hệ thân thiết.
Theo khảo sát của TopResume, nhiều nhân viên tại Hoa Kỳ tự nhận mình là người hướng nội tại nơi làm việc đặc biệt là giới trẻ Gen Z
Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh sự cô đơn nơi làm việc?
Hiểu được kỳ vọng cá nhân và tầm quan trọng của sự kết nối trong công việc và môi trường. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để thu hẹp khoảng cách, tránh mình trở thành người bị cô lập, cô đơn trong môi trường làm việc:
Nỗ lực có ý thức để giải quyết các nhu cầu chung
Các hoạt động xây dựng đội nhóm như nghỉ giải lao, uống cà phê có thể giúp thúc đẩy tương tác tạo mối thân thiết với các đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên nếu bạn chưa đủ tự tin để nói chuyện khi có mặt đông người, khá dễ dàng để bạn có thể bắt chuyện từng người một với hoạt động đời thường như lấy nước, ăn cơm trưa.
Nhiều công ty đã hiểu rằng việc thúc đẩy sự kết nối tại nơi làm việc có thể giúp tạo ra môi trường tích cực về mặt tâm lý cho tất cả nhân viên. Một số ví dụ bạn có thể học hỏi để xây dựng môi trường làm việc như sau:
AirBnb: Giám đốc điều hành Airbnb Brian Chesky đề cập trong podcast ReThinking của Adam Grant về cách ông tạo ra những cặp đôi hoàn cảnh – họ kết hợp để bù trừ và tạo nên sự hoàn hảo cho nhau. Việc có sự giúp hỗ trợ lần nhau, họ luôn có một hoặc nhiều người bạn hỗ trợ trong đời sống và công việc.
Atlassian: Chương trình Kudos của Atlassian là sáng kiến khuyến khích nhân viên ghi nhận đồng nghiệp của mình vì đã duy trì các giá trị của công ty. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được ghi nhận và đánh giá cao.
Microsoft: Nhân viên và đồng minh LGBTQI+ toàn cầu của Microsoft tại Microsoft (GLEAM) là một ERG nhằm mục đích tạo ra văn hóa làm việc hòa nhập LGBTQIA+. Là một phần của sáng kiến DEIB+, sáng kiến này mang lại cảm giác cộng đồng và sự gắn bó cho các nhóm trong cộng đồng doanh nghiệp.
Việc nhận ra các phong cách, tính cách như hướng nội hay hướng ngoại có thể giúp nhân viên tìm kiếm các tương tác phù hợp tại văn phòng và có thể khiến họ thoải mái, nó cũng giúp tránh cảm giác cô đơn.
Matt Berndt, Giám đốc Quản trị nguồn nhân lực tại Indeed, có lời khuyên dành cho mọi người, những người đang là người lao động hay doanh nghiệp.
Ông gợi ý nên đặt ra các mục tiêu có thể quản lý được mối quan hệ tại nơi làm việc. “Hãy chủ động kết nối với đồng nghiệp và tìm kiếm ý kiến đóng góp từ người sếp để có thể cải thiện hơn”
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm các cơ hội phù hợp với sở thích và giá trị của một người.
Nhân viên có thể thành lập các câu lạc bộ theo sở thích để tìm ra tiếng nói chung và gắn kết với nhau thông qua sở thích chung.
Nhìn chung việc kết nối giữa con người với con người tại nơi làm việc là vô cùng quan trọng. Nó quyết định được cảm xúc, tâm trạng khi đi làm của bạn cũng như xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp phát triển trong tương lai.
Để nhận thêm được những tips hay về ứng tuyển hãy theo dõi các trang thông tin chính thức của iVIEC nhé!
Web thông tin: https://career.iviec.io/
Trang tik tok: https://www.tiktok.com/@iviecchannel?lang=vi-VN và https://www.tiktok.com/@iviecbyfpt
Trang Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCc7m_U1UFWI2UWh25fYhJkA