Some notification

Viết CV chuẩn Harvard, đơn giản nhưng chuyên nghiệp 

Viết CV chuẩn Harvard, đơn giản nhưng chuyên nghiệp
CV (Curriculum Vitae) là khái niệm không còn quá xa lạ với người lao động nhất là những cá nhân đang chuẩn bị chuyển đổi công việc hoặc đang tìm kiếm vị trí phù hợp cho bản thân mình. Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay, người lao động có rất nhiều các mẫu CV khác nhau, mỗi mẫu đều theo một định dạng riêng.   Trong số đó, định dạng CV chuẩn Harvard là loại hình được nhiều người sử dụng và thành công ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau. Dạng CV này được trình bày theo phong cách khoa học, gọn gàng, nhấn mạnh vào thành tựu, kinh nghiệm và kỹ năng.   Từ cách sắp xếp hợp lý, nó giúp bạn tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các bước cơ bản để viết một CV đúng chuẩn Harvard.

Nội dung chính

CV (Curriculum Vitae) là khái niệm không còn quá xa lạ với người lao động nhất là những cá nhân đang chuẩn bị chuyển đổi công việc hoặc đang tìm kiếm vị trí phù hợp cho bản thân mình. Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay, người lao động có rất nhiều các mẫu CV khác nhau, mỗi mẫu đều theo một định dạng riêng.  

Trong số đó, định dạng CV chuẩn Harvard là loại hình được nhiều người sử dụng và thành công ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau. Dạng CV này được trình bày theo phong cách khoa học, gọn gàng, nhấn mạnh vào thành tựu, kinh nghiệm và kỹ năng.  

Từ cách sắp xếp hợp lý, nó giúp bạn tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các bước cơ bản để viết một CV đúng chuẩn Harvard. 

1. Cấu trúc CV Chuẩn Harvard 

a. Thông tin cá nhân (Personal Information) 

Đây là mục đầu tiên trong CV, bao gồm các thông tin cơ bản về người ứng tuyển, giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nhận diện và liên lạc với ứng viên. Chi tiết, mục này sẽ bao gồm các nội dung sau: 

  • Họ tên: Được viết đầy đủ và in hoa (Đối với CV tiếng Anh, chỉ cần chữ hoa đầu tên). 
  • Thông tin liên lạc: Bao gồm số điện thoại, email chuyên nghiệp và địa chỉ (không cần quá chi tiết). 
  • Link thông tin chi tiết về cá nhân: LinkedIn, GitHub hoặc website cá nhân nếu có. 

b. Mục tiêu nghề nghiệp (Objective) 

Mục tiêu nghề nghiệp là phần trong CV giúp ứng viên trình bày định hướng cá nhân, mục tiêu phát triển sự nghiệp và lý do tại sao họ phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Đây là cơ hội để gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng, cho họ thấy rằng bạn có kế hoạch rõ ràng và có thể đóng góp giá trị cho công ty. 

Một số lưu ý bạn cần quan tâm trong nội dung này như sau: 

  • Ngắn gọn (2-3 câu). 
  • Nhấn mạnh vào mục tiêu dài hạn gắn với vị trí ứng tuyển. 
Viết CV chuẩn Harvard, đơn giản nhưng chuyên nghiệp 

c. Trình độ học vấn (Education) 

Đây là nơi bạn liệt kê các thông tin liên quan đến quá trình học tập của mình, bao gồm các bằng cấp, chứng chỉ và các khóa học có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Mục này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về nền tảng học vấn và chuyên môn của bạn. 

Trình độ học vấn cần được liệt kê từ bằng cấp cao nhất đến thấp nhất, với những thông tin sau: 

  • Tên trường, chuyên ngành, thời gian học. 
  • GPA nếu đạt thành tích cao. 
Viết CV chuẩn Harvard, đơn giản nhưng chuyên nghiệp 

d. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience) 

Trong CV, đây là nội dung mà bạn liệt kê và mô tả các công việc hoặc dự án mà bạn đã tham gia trước đây. Được coi là một trong những phần quan trọng nhất trong CV, danh mục kinh nhiệm giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên dựa trên kinh nghiệm thực tế, và mức độ phù hợp của bạn với vị trí họ đang tuyển dụng. 

Để chứng minh được khả năng bản thân, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình, danh mục kinh nghiệm nên được trình bày như sau: 

  • Liệt kê từ công việc gần đây nhất. 
  • Ghi rõ thời gian, tên công ty, và vị trí làm việc. 
  • Nhấn mạnh đóng góp và thành tựu, sử dụng số liệu cụ thể để tăng tính thuyết phục. 
Viết CV chuẩn Harvard, đơn giản nhưng chuyên nghiệp 

g. Chứng chỉ & Giải thưởng (Certifications & Awards) 

Nếu có sở hữu những chứng chỉ chuyên môn, khoa học, hoặc các giải thưởng trong quá trình học tập và làm việc, hãy liệt kê chúng vào trong CV để thể hiện năng lực, kiến thức cũng như chứng minh sự nỗ lực của bản thân thông qua thành quả. Ví dụ: 

  • Chứng chỉ Google Analytics (2023) 
  • Giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia (2021) 

h. Sở thích (Interests) (không bắt buộc) 

Mặc dù là một mục nhỏ trong CV và đôi khi sẽ bị ứng viên bỏ qua không đề cập đến nhưng nếu trình bày một cách hợp lý, nội dung này cũng có thể giúp bạn nổi bật hơn và để lại ấn tượng tích cực hơn với nhà tuyển dụng.  

Sở thích không chỉ thể hiện được cá nhân, tính cách con người, nó còn tạo sự liên kết và nét riêng để nhà tuyển dụng có thể nhớ tới bạn dễ dàng hơn. Nhưng hãy thận trọng trong việc chọn lọc sở thích, viết ngắn gọn, và mô tả tích cực. Ví dụ: 

  • Đọc sách về quản trị, chạy marathon, học ngoại ngữ, hoặc nghiên cứu công nghệ mới. 

2. Một số nguyên tắc cần nhớ khi viết CV chuẩn Harvard 

Tối ưu hóa định dạng: 

  • Sử dụng font chữ chuyên nghiệp như Arial, Times New Roman, hoặc Calibri. 
  • Kích thước font: 10–12pt, tiêu đề lớn hơn (14–16pt). 
  • Khoảng cách dòng: 1.15–1.5 để đảm bảo dễ đọc. 

Độ dài: 

  • Duy trì CV trong 1–2 trang A4, tập trung vào nội dung quan trọng. 

Ngôn ngữ: 

  • Viết ngắn gọn, chính xác, tránh lỗi ngữ pháp. 
  • Sử dụng động từ hành động và ngôn ngữ tích cực. 

Tùy chỉnh CV: 

  • Điều chỉnh nội dung phù hợp với yêu cầu của từng công việc. 

Kiểm tra lỗi: 

  • Đọc kỹ trước khi gửi, kiểm tra lỗi chính tả và định dạng để đảm bảo tính chuyên nghiệp. 

Để nhận thêm được những tips hay về ứng tuyển hãy theo dõi các trang thông tin chính thức của iVIEC nhé!   

Web thông tin: https://career.iviec.io/    
Trang tik tok: https://www.tiktok.com/@iviecchannel?lang=vi-VN  và https://www.tiktok.com/@iviecbyfpt     

Trang Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCc7m_U1UFWI2UWh25fYhJkA    

Picture of Đội ngũ biên soạn
Đội ngũ biên soạn

Luôn cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường tuyển dụng. Đồng thời, biên tập những nội dung chuyên sâu giúp người lao động định hướng ngành nghề, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết.