Some notification

Xử lý khôn khéo trong một môi trường làm việc toxic 

Hãy xác định khoảng lương của bản thân, tránh bị gắn mác “Ảo lương”
Môi trường làm việc đang là một trong những điều tiên quyết khi chọn lựa nơi làm việc mà hiện tại Gen Z - thế hệ chiếm phần lớn thị trường lao động quan tâm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào doanh nghiệp mà nó có phải một môi trường lành mạnh để phát triển và cống hiến. Không ít những cá nhân đã không chịu được những áp lực của môi trường làm việc mà dần mất đi sự đam mê công việc và buộc thay đổi địa điểm làm việc. Vậy câu hỏi đặt ra có những dấu hiệu nào cho chúng ta thấy được mộ môi trường làm việc độc hại và hành động của mỗi người là gì? Dưới đây là những thông tin mà bạn cần biết.

Nội dung chính

Môi trường làm việc đang là một trong những điều tiên quyết khi chọn lựa nơi làm việc mà hiện tại Gen Z – thế hệ chiếm phần lớn thị trường lao động quan tâm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào doanh nghiệp mà nó có phải một môi trường lành mạnh để phát triển và cống hiến.  

Không ít những cá nhân đã không chịu được những áp lực của môi trường làm việc mà dần mất đi sự đam mê công việc và buộc thay đổi địa điểm làm việc. Vậy câu hỏi đặt ra có những dấu hiệu nào cho chúng ta thấy được mộ môi trường làm việc độc hại và hành động của mỗi người là gì? Dưới đây là những thông tin mà bạn cần biết. 

Dấu hiệu của một môi trường làm việc độc hại 

  1. Môi trường làm việc chung 

Nếu một nơi làm việc tạo cho bạn cảm giác thiếu sự tin tưởng và tôn trọng thì chắc chắn đây là môi trường độc hại. Nó được thể hiện ở các cấp lãnh đạo, những người đồng nghiệp thường xuyên hạ thấp, miệt thị hoặc không tôn trọng ý kiến của bạn. 

Ngoài ra, trong khi làm việc có những cuộc hội thoại, đoạn giao tiếp thiếu minh bạch và che giấu thông tin. Theo dõi và có sự hà khắc, khắc nghiệt có thể khiến bạn trở nên mất tự do. 

Bên cạnh sự thiếu tôn trọng, áp lực công việc cũng là một trong những yếu tố cho thấy sự toxic. Với khối lượng công việc quá tải, thời gian quá dồn dập, bạn không chỉ cần phải làm thêm giờ mà còn cần làm cả những ngày nghỉ của mình. Dường như điều này đang vùi dậy bạn và làm cho bạn cảm thấy chán nản. 

Mặc dù cần làm thêm hầu hết khoảng thời gian của mình nhưng mức lương nhận được không xứng đáng với những gì bạn bỏ ra và chế độ đãi ngộ vô cùng tệ. Điều này dẫn đến văn hóa “làm việc để sống” thay vì “sống để làm việc” 

Bên cạnh đó, lương thưởng, đãi ngộ không công bằng giữa các nhân viên hay cơ hội thăng tiến không rõ ràng, thiên vị trong đánh giá và phân công công việc cũng có thể tạo nên sự toxic trong môi trường làm việc. 

Tại một số doanh nghiệp, phụ nữ không được coi trọng và đánh giá năng lực không đúng theo những kết quả mà họ đạt được. Điều này tương tự với tuổi tác, một vấn đề gây nhức nhối khiến nhiều người trẻ bất mãn. 

Chính sự thiếu phối hợp giữa các nhóm và từng cá nhân khiến cho việc giao tiếp trở nên khó có hiệu quả và làm cho môi trường trở nên thiếu tích cực, mang nặng nề năng lượn tiêu cực. 

Hãy xác định khoảng lương của bản thân, tránh bị gắn mác “Ảo lương”
  1. Người quản lý và dẫn dắt 
Hãy xác định khoảng lương của bản thân, tránh bị gắn mác “Ảo lương”

Người quản lý là một người vô cùng quan trọng và mang tính quyết định trong việc ở hay đi của một người cán bộ nhân viên. Nhưng nếu người sếp của bạn là một lãnh đạo độc đoán và thiếu trách nhiệm thì chắc hẳn bạn sẽ không thể phát triển trong một môi trường như vậy. 

Người sẽ luôn ra quyết định tùy ý, không tôn trọng ý kiến của nhân viên cũng như  thường xuyên đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm khi có sai sót. Điều này cũng thể hiện tính cách, kỹ năng và thiếu trong khả năng lãnh đạo và dẫn dắt nhân viên. 

Ngoài ra, họ còn có thể thể hiện ra những khía cạnh thiếu quan tâm, lơ là, thiếu động viên và dường như bỏ mặc nhân viên khi gặp khó khăn hoặc thử thách. Bên cạnh đó, việc quấy rối hay phân biệt đối xử cũng có thể là một chất xúc tác xấu dẫn đến những kết quả không tốt. 

  1. Đồng nghiệp 

Một môi trường độc hại là một môi trường có quá nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm cũng như sự ganh đua không lành mạnh. Không có quá nhiều tinh thần trách nhiệm đối với công việc cũng như đội nhóm. 

Một trong những điều tối kị mà nếu gặp phải, bạn cần giải quyết ngay khi gặp phải những tình huống này đó là bắt nạt, quấy rối. Điều này có thể thể hiện từ lời nói, hành động hoặc những giao tiếp cơ bản giữa mọi người. 

Cách xử lý khi làm việc trong sựu độc hại 

  1. Xác định mức độ toxic của môi trường 

Làm việc trong môi trường toxic (độc hại) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như năng suất công việc của bạn. Do vậy, việc tìm cách giải quyết để bảo vệ bản thân là vô cùng quan trọng. 

Trước hết, bạn hãy xác định mức độ độc hại tại môi trường mà bạn đang làm việc. Điều này bạn có thể xem xét đến những yếu tố như trên về người quản lý, đồng nghiệp, và cả môi trường chung khi làm việc. 

Khi xét đến những yếu tố khách quan và đánh giá nó trên một thang điểm nhất định, bạn có thể lắng nghe từ nội tâm mình, bản thân đang muốn và cảm nhận như thế nào. 

hú ý đến cảm xúc và sức khỏe của bạn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo âu, mất ngủ, chán nản, giảm hứng thú với công việc,… thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy môi trường làm việc đang ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. 

  1. Tìm kiếm giải pháp phù hợp cho từng tính huống 

Nếu đang ở mức độ nhẹ nhàng, bạn không cần quá gồng mình để làm việc thì bạn có thể trao điều này với bộ phận nhân sự hoặc cấp trên của mình. 

Họ có thể hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề hoặc đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường làm việc. 

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn chia sẻ với những người bạn tin tưởng để được lắng nghe, động viên và hỗ trợ tinh thần. Giải quyết vấn đề trực tiếp với chính những cá nhân khiến bạn cảm thấy áp lực và lo lắng. 

Bên cạnh đó, hãy cố gắng tập trung vào bản thân của mình, chuẩn bị thật tốt cả về vật chất và tinh thần. 

Nếu trong trường hợp, khó khắn và không nhận được những phản hồi tích cực. Giải pháp cuối cùng có thể đưa ra đó chính là tìm kiếm những cơ hội mới, công việc mới cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn dường như được phát triển và thoải mái hơn và cải thiện sức khỏe tinh thần của bản thân. 

Một số lưu ý 

Bảo vệ bản thân: Ghi chép lại các hành vi, lời nói toxic của đồng nghiệp hoặc cấp trên để làm bằng chứng nếu cần thiết. 

Tránh tranh cãi: Không nên tranh cãi hay đối đầu trực tiếp với những người toxic vì điều này có thể khiến tình hình thêm tồi tệ. 

Giữ thái độ tích cực: Tập trung vào những điều tốt đẹp trong công việc và cuộc sống, giữ cho bản thân luôn lạc quan và vui vẻ. 

Hãy xác định khoảng lương của bản thân, tránh bị gắn mác “Ảo lương”

Cách để chọn công việc có môi trường lành mạnh 

  1. Trước khi ứng tuyển 

Khi ứng tuyển, hãy tìm hiểu về công ty và văn hóa công ty. Bạn có thể truy cập website, mạng xã hội của công ty để tìm hiểu về lịch sử hình thành, sản phẩm, dịch vụ, văn hóa làm việc. 

Ngoài ra, đọc các bài đánh giá, nhận xét của nhân viên cũ hoặc hiện tại về công ty trên các trang web uy tín như iVIEC cũng là một cách để bạn có thể kiểm chứng và xác định về văn hóa và môi trường. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các sự kiện do công ty tổ chức để có cái nhìn trực quan về môi trường làm việc. 

Quan trọng hơn hết, hãy cố gắng xác định những yếu tố quan trọng đối với bạn ví dụ như môi trường làm việc: năng động, sáng tạo, cởi mở, hợp tác,… hay bạn cần lãnh đạo: phong cách lãnh đạo, tầm nhìn, cách đối xử với nhân viên,… 

Một vài các yếu tố khác bạn có thể cân nhắc đến như: 

  • Cơ hội phát triển: cơ hội thăng tiến, học hỏi, trau dồi kỹ năng,… 
  • Phúc lợi và chế độ đãi ngộ: lương thưởng, bảo hiểm, chế độ nghỉ phép,… 
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: thời gian làm việc, văn hóa làm thêm giờ,… 
  1. Trong quá trình phỏng vấn 

Trước tiên, bạn có thể cân nhắc đặt câu hỏi về môi trường làm việc. Dưới đây là một số ví dụ như sau: 

Hãy xác định khoảng lương của bản thân, tránh bị gắn mác “Ảo lương”

Một trong những điều vô cùng quan trọng đó là hãy chú ý đến cách ứng xử của nhà tuyển dụng. Bạn có thể thử trả lời những câu hỏi dưới đây: 

Hãy xác định khoảng lương của bản thân, tránh bị gắn mác “Ảo lương”

Sau khi phỏng vấn, bạn có thể nghĩ lại những điều mình đã có trước, trong buổi phỏng vấn và suy nghĩ kỹ lưỡng về những gì bạn mong muốn. Những câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn phần nào phân tích được lựa chọn của mình.

Hãy xác định khoảng lương của bản thân, tránh bị gắn mác “Ảo lương”

Để nhận thêm được những tips hay về ứng tuyển hãy theo dõi các trang thông tin chính thức của iVIEC nhé!  

Web thông tin: https://career.iviec.io/   
Trang tik tok: https://www.tiktok.com/@iviecchannel?lang=vi-VN  và https://www.tiktok.com/@iviecbyfpt    

Trang Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCc7m_U1UFWI2UWh25fYhJkA   

Picture of Đội ngũ biên soạn
Đội ngũ biên soạn

Luôn cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng thị trường tuyển dụng. Đồng thời, biên tập những nội dung chuyên sâu giúp người lao động định hướng ngành nghề, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết.