Phỏng vấn là cơ hội để công ty xác định xem ứng viên có phù hợp với văn hóa, môi trường và các thành viên, phòng ban quản lý hay không. Đây cũng là dịp để bạn thể hiện cá tính và gây ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng của doanh nghiệp.
Giữ thái độ lạc quan, tích cực trong buổi phỏng vấn có thể giúp mang lại kết quả tốt cho bạn khi ứng tuyển vào vị trí này.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để duy trì suy nghĩ tích cực trong buổi phỏng vấn xin việc, giúp bạn cải thiện kỹ năng phỏng vấn và tăng cơ hội nhận được công việc mong muốn.
Làm thế nào để giữ thái độ tích cực trong phỏng vấn
Thể hiện thái độ tốt và quan điểm lạc quan có thể làm tăng trải nghiệm phỏng vấn cho cả bạn và nhà tuyển dụng, đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng tích cực, khả quan tới kết quả ứng tuyển.
Làm sao để luôn xuất hiện với thần thái và năng lượng thu hút? Dưới đây là một vài mẹo, có thể giúp bạn giữ vững tinh thần tích cực trong buổi phỏng vấn:
1. Nuôi dưỡng sự tự tin
Sự tự tin có thể giúp bạn tăng thêm động lực để vượt qua những thách thức trong môi trường làm việc. Hãy sử dụng sự tự tin của mình để xem xét giá trị của bản thân và xác định điều gì thúc đẩy bạn cải thiện để nắm bắt được thành công.
Bạn có thể áp dụng kiến thức này vào việc chuẩn bị phỏng vấn theo những cách sau:
- Xác định lý do bạn muốn có công việc này: Có nhiều lý do khiến bạn ứng tuyển cho một vị trí việc làm cũng như xác định ý nghĩa của buổi phỏng vấn đối với sự phát triển nghề nghiệp và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Liệt kê ra những gì đã thu hút bạn trong thông tin tuyển dụng này ví dụ như doanh nghiệp, công việc, môi trường văn hóa cùng với đó là điều mà bạn mong muốn đạt được khi được đảm nhận vị trí này.
Bằng những suy nghĩ này, bạn sẽ cảm thấy hào hứng hơn, vui vẻ hơn và lạc quan hơn trong suốt quá trình phỏng vấn hoặc có thể là làm việc.
- Liệt kê, bằng cấp, các kỹ năng: Nhà tuyển dụng có thể đã chọn bạn vào vòng phỏng vấn vì họ quan tâm đến giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty. Vậy nên trước khi gặp gỡ, hãy viết ra điều gì khiến bạn trở thành ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này.
Nó có thể là danh sách các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm hoặc sự phù hợp trong phong cách và văn hóa. Bạn có thể sử dụng CV và JD để so sánh và đối chiếu. Ghi nhớ điều này để có thể nhảy số nhanh với các câu hỏi trong buổi phỏng vấn.
- Khẳng định bản thân: Đừng ngần ngại để nói ra suy nghĩ của bản thân mình về vị trí cũng như những điểm mạnh của bản thân mà bạn đã chuẩn bị trước đó.
Hãy khẳng định và thuyết phục với nhà tuyển dụng rằng bạn chính là một ứng viên phù hợp cho vị trí đang ứng tuyển. Vậy nên hãy trau dồi bản thân, cố gắng và phát triển.
2. Giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể
Hãy chú ý đến những cử chỉ hoặc biểu cảm của bạn trong quá trình phỏng vấn, để đảm bảo bạn thể hiện đúng mực, có sự tập trung cao độ. Nếu bạn chưa rõ về những hoạt động giao tiếp bằng cơ thể, hãy thử tham khảo một số ví dụ dưới đây:
- ỉm cười và sự thoải mái trên gương mặt: Khi giao tiếp trực tiếp, khuôn mặt vô cùng quan trọng vì nó có thể thể hiện được cảm xúc của bạn từ đó người khác có thể nhìn thấy và đánh giá.
Vậy nên hãy thư giãn các cơ trên mặt để đảm bảo bạn thể hiện thái độ tích cực và nhiệt tình. Mỉm cười khi giới thiệu bản thân và khi cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn ở cuối buổi phỏng vấn.
- Gật đầu: Cử chỉ này thể hiện sự tích cực, giúp bạn thể hiện mình là người dễ chịu và thân thiện. Khi người phỏng vấn chia sẻ những thông tin, bạn có thể gật đầu để thể hiện sự đồng ý hoặc nó cũng thể hiện sự chú ý lắng nghe.
3. Trả lời những câu hỏi phỏng vấn linh hoạt, chính xác
Người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn về những kinh nghiệm được liệt kê trên CV, vì vậy tốt nhất hãy chia sẻ một cách trung thực, tôn trong doanh nghiệp và công việc cũ cũng như trân trọng những kinh nghiệp quý báu đã học được.
Để duy trì thái độ tích cực trong cuộc phỏng vấn, bạn nên chứng minh những vị trí trước đây đã có giá trị như thế nào trong việc định hình, giúp bạn phát triển cho đến ngày hôm nay.
Hãy nói về các kỹ năng bạn đã học được hoặc cải thiện chúng, các mối quan hệ bạn đã xây dựng với đồng nghiệp hoặc nắm bắt cơ hội để thử thách khả năng của mình. Chiến lược này có thể cho thấy bạn luôn trân trọng và cố gắng hết mình vì tương lai.
Khi trả lời câu hỏi hãy dùng các từ chủ động để thể hiện cá tính mạnh mẽ, quyết đoán ham học hỏi của mình , cùng với đó là các từ thể hiện sự tích cực của bản thân cũng như ý kiến mang tính chất xây dựng.
4. Đặt những câu hỏi liên quan
Một cách tiếp cận hiệu quả là biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc trò chuyện thoải mái giữa hai bên.
Bạn đang đánh giá mức độ phù hợp của công ty với mục tiêu nghề nghiệp của mình cũng như nhà tuyển dụng tiềm năng đang đánh giá kỹ năng và trình độ của bạn cho vị trí đang tuyển dụng. Vậy nên hãy trao đổi tự nhiên không quá tỏ ra áp lực và căng thẳng.
Sau khi trả lời một câu hỏi, hãy thử đặt một câu hỏi tiếp theo liên quan để cho người phỏng vấn cơ hội đưa ra quan điểm của họ về chủ đề đó. Chiến lược này cho phép bạn dành thời gian lắng nghe để tìm hiểu về vị trí, công ty và người phỏng vấn của bạn.
Đặt câu hỏi cũng thể hiện sự nhiệt tình của bạn với công việc và rằng bạn đang cố gắng tìm hiểu và mong muốn hòa nhập được với văn hóa và môi trường công ty.
Vào cuối buổi phỏng vấn, doanh nghiệp có thể hỏi bạn liệu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi bổ sung nào không. Bạn có thể sử dụng thời gian này để hỏi về công ty và mục tiêu của công ty, điều này có thể cho thấy bạn đang tìm kiếm một công ty có sứ mệnh phù hợp với mục tiêu và giá trị nghề nghiệp của bạn.
Bạn cũng có thể hỏi người phỏng vấn về kinh nghiệm cá nhân của họ với công ty, bao gồm lý do tại sao họ chọn công ty này và phần yêu thích nhất trong công việc của họ là gì.
Những câu hỏi này cho thấy bạn đánh giá cao quan điểm của họ về công ty và cho phép bạn tìm thấy điểm tương đồng với người phỏng vấn. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng cả hai bạn đều theo đuổi cùng một bằng cấp hoặc cả hai đều có niềm đam mê tương tự với công việc.
5. Chuẩn bị càng nhiều càng tốt
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn là một trong những cách hiệu quả nhất để đảm bảo bạn chủ động và nắm lấy cơ hội của mình. Để có một buổi phỏng vấn trôi chảy, bạn hãy:
Tự luyện tập
Bạn có thể bản thân điều gì khiến bạn trở thành ứng viên tốt nhất cho vị trí. Luyện tập các câu trả lời thành tiếng để đảm bảo giọng điệu của bạn rõ ràng và quyết đoán và câu trả lời có logic. Bạn cũng có thể luyện tập trước gương để quan sát tư thế, cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt của bạn.
Tham gia phỏng vấn mô phỏng
Phỏng vấn mô phỏng là khi bạn ngồi xuống với một đồng nghiệp đáng tin cậy, cố vấn hoặc tư vấn viên nghề nghiệp để luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn có thể gặp.
Thiết lập này cho phép bạn nhận được phản hồi mang tính xây dựng về thể hiện của bạn, bao gồm thái độ và nội dung câu trả lời.
Nghiên cứu mô tả công việc
Xem lại các trách nhiệm, kỹ năng cần thiết, trình độ và kỳ vọng của công ty được liệt kê cho vị trí. Cố gắng xác định tất cả các mục này khi bạn chuẩn bị CV và các câu trả lời trong buổi phỏng vấn.
Điều quan trọng là hiểu những giá trị của công ty và những mục tiêu mà họ đang cố gắng đạt được. Bạn có thể xem trang web của công ty để tìm hiểu sứ mệnh và lịch sử của công ty.
Mạng xã hội và truyền thông cũng có thể cung cấp thông tin về những gì công ty đã đạt được.
Hãy cân nhắc kiểm tra các trang đánh giá nhân viên về văn hóa công ty, bao gồm tỷ lệ hài lòng trong công việc và cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Để nhận thêm được những tips hay về ứng tuyển hãy theo dõi các trang thông tin chính thức của iVIEC nhé!
Web thông tin: https://career.iviec.io/
Trang tik tok: https://www.tiktok.com/@iviecchannel?lang=vi-VN và https://www.tiktok.com/@iviecbyfpt
Trang Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCc7m_U1UFWI2UWh25fYhJkA